3 loại hình bất động sản nhà ở tại Việt Nam mà bạn cần phải biết

by TOP Bđs

Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng là 03 nhóm đất được quy định tại Luật Đất đai 2013. Cùng với đó, các quy định về việc sở hữu bất động sản nhà ở cũng là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm.

Các loại hình bất động sản nhà ở tại Việt Nam

Hiện nay, Luật đất đai 2013 chưa có định nghĩa cụ thể về 3 nhóm đất trên, tuy nhiên luật này đã liệt kê đầy đủ những loại đất của từng nhóm. 

1. Nhóm đất nông nghiệp

Mặc dù chưa có định nghĩa cụ thể nhưng có thể tạm hiểu, đất nông nghiệp hay còn gọi là đất canh tác hoặc đất trồng trọt là loại đất phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.

Đất nông nghiệp chủ yếu phục vụ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại nông thôn

Nhóm đất này bao gồm các loại: 

  • Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
  • Đất trồng cây lâu năm;
  • Đất rừng sản xuất;
  • Đất rừng phòng hộ;
  • Đất rừng đặc dụng;
  • Đất nuôi trồng thủy sản;
  • Đất làm muối;
  • Đất nông nghiệp khác gồm:
    • Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất;
    • Đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;
    • Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
    • Đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

2. Nhóm đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp là nhóm đất không sử dụng với mục đích làm nông nghiệp và không thuộc các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.

Đất để xây dựng nhà ở, công trình là một loại đất phi nông nghiệp phổ biến

Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

  • Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
  • Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
  • Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp;
  • Đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
  • Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
  • Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm:
    • Đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác);
    • Thủy lợi;
    • Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;
    • Đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng;
    • Đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông;
    • Đất chợ;
    • Đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
  • Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
  • Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
  • Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
  • Đất phi nông nghiệp khác gồm:
    • Đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất;
    • Đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.

3. Đất chưa sử dụng

Theo Khoản 3 Điều 10 Luật đất đai, đất chưa sử dụng hiểu một cách đơn giản là các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.

Đất chưa sử dụng, chưa có kế hoạch khai thác

Bất động sản là gì? Đất ở là gì? Bất động sản nhà ở là gì?

1. Bất động sản là gì?

Bất động sản hiểu đơn giản là những tài sản không di dời đi được bao gồm: đất đai, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định.

2. Đất ở là gì?

Khái niệm bất động sản đã khá quen thuộc với nhiều người, tuy nhiên khi hỏi đến đất ởbất động sản nhà ở là gì, nhiều người chưa đưa ra được khái niệm chính xác.

Theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, đất ở là đất để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ cho đời sống và vườn, ao gắn liền với nhà ở đã được công nhận là đất ở. Đất ở thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và được ký hiệu là OTC. Cũng theo thông tư này, đất ở được chia thành 2 loại: đất ở đô thị (ODT) và đất ở nông thôn (ONT).

  • Đất ở đô thị (ODT): là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các phường, thị trấn.
  • Đất ở nông thôn (ONT): là đất thuộc phạm vi địa giới hành chính các xã.

3. Bất động sản nhà ở là gì?

Bất động sản nhà ở bao gồm 3 dạng thường gặp:

  • Căn hộ;
  • Nhà ở gắn liền với đất (nhà phố, biệt thự, dinh thự);
  • Đất nền.

Căn hộ, nhà ở, đất nền được gọi chung là bất động sản nhà ở

Về đặc điểm pháp lý, bất động sản nhà ở có 3 đặc điểm chung như sau:

1. Chủ sở hữu có quyền được sở hữu lâu dài đối với căn hộ và tài sản gắn liền với đất;

2. Được sử dụng lâu dài đối với tài sản là đất;

3. Có thể đăng ký hộ khẩu thường trú (HKTT), tạm trú (hay còn gọi là phát sinh đơn vị ở).

Trên đây là những thông tin cơ bản về bất động sản nhà ở nói riêng và các loại hình bất động sản tại Việt Nam nói chung. 

Quyền sở hữu lâu dài và sử dụng lâu dài bất động sản nhà ở được quy định trong các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Các loại giấy tờ này còn được gọi với cái tên phổ biến là sổ đỏ và sổ hồng.

Sổ đỏ và sổ hồng hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận có bìa màu hồng).

You may also like

Leave a Comment