Shoptel là gì? Kinh nghiệm đầu tư shoptel từ A – Z

by TOP Bđs

Shoptel là loại hình bất động sản mới xuất hiện gần đây nhưng lại nhận được sự quan tâm đông đảo của giới đầu tư? Vậy shoptel là gì? Shoptel và shophouse có giống nhau không? Có nên đầu tư vào shoptel không? Hãy cùng tham khảo bài viết sau của TOP Bất động sản để có được những thông tin chính xác nhất về shoptel.

Shoptel là gì?

Shoptel là gì?

I. Shoptel là gì?

Shotel là gì? Đây là khái niệm được ghép giữa hai từ trong tiếng Anh là shopping (mua sắm) và hotel (khách sạn) hoặc cũng có thể hiểu là viết tắt của hai từ shop và hometel. Hiểu một cách đơn giản thì shoptel là một loại hình nhà phố thương mại cho phép thực hiện các hoạt động kinh doanh mua sắm cũng như các dịch vụ lưu trú tại khách sạn dành cho khách du lịch.

Với loại hình shoptel này, nhà đầu tư có thể khai thác nhiều hơn các khía cạnh kinh doanh khác nhau một cách tối đa và mang về lợi nhuận nhiều hơn so với các loại hình truyền thống.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, shoptel là loại hình kinh doanh mang tính ưu việt, tiềm năng của shoptel là cực kì lớn do thường đặt tại những vị trí đắc địa đồng thời có thể cho thuê và nhận sự hỗ trợ từ các đơn vị vận hành, quản lý khách sạn.

Như vậy, qua khái niệm trên chúng ta cũng phần nào hiểu shoptel là gì. Vậy đặc điểm của loại hình này có gì và có nên đầu tư hay không? Quý khách hàng có thể tiếp tục tham khảo phần tiếp theo.

II. Đặc điểm của loại hình shoptel

Shoptel là loại hình bất động sản có nhiều điểm tương đồng với shophouse nhưng sẽ có những điểm riêng biệt mà chúng ta nên lưu ý:

  • Shoptel thường được thiết kế và xây dựng từ 2 đến 5 tầng;
  • Tầng 1 và tầng 2 của shoptel thường là không gian phục vụ các hoạt động kinh doanh, cho thuê và hướng đến đối tượng là khách du lịch và khách vãng lai;
  • Tầng 3 trở đi sẽ là các phòng khách sạn mini từ 3 đến 4 sao có thể ở hoặc cho thuê tùy theo mục đích kinh doanh;
  • Shoptel thường được đặt tại các nơi có vị trí đắc địa, các khu vực trung tâm và nằm trong các quần thể du lịch và nghỉ dưỡng lớn.
  • Đa phần các dự án shoptel đều được cam kết lợi nhuận của chủ đầu tư và sẽ có sự hỗ trợ từ đơn vị vận hành quản lý khách sạn chuyên nghiệp khi cho thuê.

Các hoạt động kinh doanh sầm uất được bố trí tại tầng 1 và 2 của shoptel

Các hoạt động kinh doanh sầm uất được bố trí tại tầng 1 và 2 của shoptel

Ngoài ra, shoptel cũng có những đặc điểm liên quan về pháp lý, thời hạn sở hữu và quy định về chuyển nhượng.

1. Pháp lý của shoptel

Shoptel là loại hình bất động sản tương đối mới, vì thế các chính sách pháp lý áp dụng cho shoptel đều đang dựa trên các văn bản pháp luật hiện hành như: Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật nhà ở, Luật cho thuê Bất động sản.

Cần tìm hiểu kỹ hệ thống pháp lý của shoptel trước khi quyết định đầu tư

Cần tìm hiểu kỹ hệ thống pháp lý của shoptel trước khi quyết định đầu tư

Khi đầu tư shoptel, chúng ta nên lưu ý tìm hiểu kỹ về các chính sách cũng như quy định tại các điều luật hiện hành để đảm bảo các quyền lợi cá nhân khi tham gia đầu tư và kinh doanh shoptel.

2. Thời hạn sở hữu shoptel

Shoptel có thời hạn sở hữu là 50 năm.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả các loại hình kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng đều xây dựng trên đất được nhà nước giao. Hàng năm nhà nước đều thu phí sử dụng đất và thời gian giao đất để sử dụng là 50 năm.

Về cơ bản, shoptel có thời hạn sở hữu 50 năm để có thể khai thác kinh doanh

Về cơ bản, shoptel có thời hạn sở hữu 50 năm để có thể khai thác kinh doanh

 

Tuy sẽ có một vài trường hợp được cấp phép sở hữu lâu dài nhưng nhìn chung thời hạn sử dụng đất phổ biến vẫn là không quá 50 năm. Vì thế, thời hạn sở hữu shoptel là 50 năm cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh.

3. Quy định về chuyển nhượng sản phẩm shoptel

Người đầu tư và kinh doanh shoptel có thể chuyển nhượng cũng như mua bán shoptel theo quy định của pháp luật hiện hành nếu như không xảy ra tranh chấp và đáp ứng đầy đủ các điều kiện giao dịch bất động sản.

Các sản phẩm shoptel đang nhận được nhiều sự quan tâm, tuy nhiên để đầu tư an toàn nhà đầu tư cần nắm bắt đầy đủ các thông tin về đặc điểm cũng như pháp lý

Các sản phẩm shoptel đang nhận được nhiều sự quan tâm, tuy nhiên để đầu tư an toàn nhà đầu tư cần nắm bắt đầy đủ các thông tin về đặc điểm cũng như pháp lý

Tuy nhiên phải lưu ý rằng, thời gian sử dụng của shoptel sau khi chuyển nhượng vẫn sẽ tính từ thời gian người sử dụng đầu tiên mua, tức là thời hạn sử dụng của loại hình shophouse sẽ giảm dần. Người mua bán, chuyển nhượng shoptel cần cân nhắc kỹ trước khi đưa ra các quyết định.

Bên cạnh đó, các khoản phí khi thực hiện chuyển nhượng shoptel sẽ được tính như sau:

  • Trường hợp shoptel chỉ mới ký giấy cọc hoặc văn bản thỏa thuận tức chưa ký hợp đồng mua bán (HĐMB): Không tốn chi phí chuyển nhượng.
  • Trường hợp shoptel đã ký HĐMB nhưng chưa bàn giao nhà: Phí chuyển nhượng HĐMB là 2% cộng với lệ phí trước bạ, sổ đỏ ra tên chủ sở hữu mới.
  • Trường hợp shoptel đã bàn giao nhưng chưa cấp sổ đỏ: Phí chuyển nhượng HĐMB là 2% cộng lệ phí trước bạ, sổ đỏ vẫn ra tên chủ sở hữu cũ.
  • Trường hợp shoptel đã nhận bàn giao và đã được cấp sổ đỏ: Phí sang tên sổ đỏ là 2% cộng lệ phí trước bạ, sổ đỏ sẽ sang tên cho người mới.

Có thể bạn quan tâm: Sự khác nhau giữa (văn bản) thỏa thuận và hợp đồng mua bán? Hợp đồng mua bán nhà ở là gì?

III. Ưu và nhược điểm của shoptel

1. Ưu điểm

Khả năng tích hợp đa dạng loại hình kinh doanh chính là ưu điểm của shoptel

Khả năng tích hợp đa dạng loại hình kinh doanh chính là ưu điểm của shoptel

Dựa trên vị trí cũng như các đặc điểm đặc trưng thì shoptel sở hữu những ưu điểm như sau:

  • Khả năng tích hợp đa dạng các loại hình, từ dùng để ở, cho thuê đến kinh doanh để gia tăng lợi nhuận;
  • Đây là mô hình còn mới, chưa xuất hiện quá nhiều các dự án vì thể không chịu nhiều sức ép cạnh tranh từ thị trường;
  • Thiết kế không gian shoptel tối ưu hơn mô hình khách sạn hay shophouse vì thế chủ sở hữu có thể tận dụng tối đa các chức năng và sử dụng nhiều hình thức kinh doanh để tăng lợi nhuận;
  • Shoptel thường có kế hoạch đầu tư rõ ràng và đặt tại các địa điểm có hệ thống tiện ích hấp dẫn, thu hút nhiều khách du lịch;
  • Chủ đầu tư cùng với người đầu tư có thể kết hợp triển khai mô hình kinh doanh này cùng với các đơn vị vận hành. Việc cam kết lợi nhuận cũng như hỗ trợ này sẽ mang đến sự yên tâm cũng như đảm bảo dòng lợi nhuận cho nhà đầu tư.

2. Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm thì shoptel cũng có những nhược điểm nhất định như:

  • Vốn đầu tư khá lớn, có thể lên đến 10 tỷ đồng cho một căn nên không phù hợp với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, hạn chế về tài chính;
  • Dù nằm ở các vị trí chiến lược và cũng được xem là mô hình trọng điểm tại các khu du lịch nhưng đa phần các shoptel đều sẽ gặp khó trong việc duy trì lượng khách ổn định do những ảnh hưởng của các mùa du lịch tại các địa phương;
  • Shoptel gây khó khăn trong việc quản lý vì nơi đây tích hợp các loại hình kinh doanh khác nhau. So với shophouse chủ sở hữu có thể tận dụng các tầng trên để vở và tiện  quản lý thì shoptel lại không.
  • Vì là loại hình kinh doanh mới nên vấn đề pháp lý chưa thực sự ổn định và rõ ràng. Đồng thời, shoptel cũng bị hạn chế về thời gian sở hữu, không quá 50 năm.

IV. So sánh shoptel và shophouse

Shoptel và shophouse đều là mô hình bất động sản nghỉ dưỡng được đặt tại các khu đô thị sầm uất, các khu vực trọng điểm tập trung phát triển du lịch và xây thành các dãy liền kề. Vì thế, có nhiều người bị nhầm lẫn trong việc phân biệt hai loại hình này. Chúng ta có thể phân biệt shoptel và shophouse dựa trên các tiêu chí sau:

  • Mục đích sử dụng: Vì mục đích xây dựng shoptel chỉ để phục vụ kinh doanh và cho khách du lịch lưu trú nên chủ sở hữu shoptel không được ở. Trong khi đó, chủ sở hữu shophouse có thể tận dụng các tầng phía trên để ở và sinh hoạt.
  • Khả năng kinh doanh sinh lời: Shoptel có thể mang lại lợi nhuận 24/24 từ việc cho thuê lưu trú còn shophouse thì không.
  • Vị trí: Shophouse sẽ tập trung nhiều ở các khu đô thị lớn còn shoptel lại tập trung ở các khu du lịch, đường xá thuận lợi, gần các danh lam thắng cảnh nhằm mục đích thu lợi nhuận từ khách du lịch.
  • Thủ tục quản lý hành chính: Chủ sở hữu của shoptel không được đăng ký hộ khẩu theo luật cư trú nhưng shophouse thì được vì chủ sở hữu có thể cư trú ở các tầng trên.

Có thể bạn quan tâm: Shophouse là gì? Có mấy loại shophouse? Có nên đầu tư shophouse?

V. Có nên đầu tư shoptel không? Kinh nghiệm đầu tư shoptel

Shoptel tuy là loại hình tương đối mới nhưng cũng mang đến những tiềm năng đầu tư vô cùng lớn khi hướng đến những đối tượng là khách du lịch thích tận hưởng và ưu tiên sự tiện lợi khi du lịch.

Sở hữu nhiều ưu điểm, shoptel là loại hình bất động sản đáng để đầu tư

Sở hữu nhiều ưu điểm, shoptel là loại hình bất động sản đáng để đầu tư

Bên cạnh đó, sản phẩm shoptel còn có thể khai thác được nguồn lợi nhuận từ khách du lịch vãng lai khi đến tham quan các địa điểm du lịch và chi trả cho các dịch vụ.

Các sản phẩm shoptel cũng luôn có cam kết lợi nhuận từ chủ đầu tư và hỗ trợ vận hành từ các đơn vị quản lý. Điều này hỗ trợ các nhà đầu tư có thể khai thác tối ưu tiềm năng cũng như giá trị của sản phẩm shoptel đang sở hữu.

Tuy nhiên, đầu tư và kinh doanh shoptel thường tốn khá nhiều chi phí nên không phù hợp với các nhà đầu tư đang có nguồn tài chính chưa thực sự tốt.

Với những ai chưa có kinh nghiệm đầu tư shoptel, đầu tiên cần xác định được nguồn tài chính, mục đích đầu tư, kế hoạch vận hành để đạt được lợi nhuận mong muốn đồng thời cũng phải có phương án cắt lỗ để tránh những kịch bản ngoài ý muốn.

Thông thường, khi lựa chọn đầu tư shoptel sẽ dựa trên: Tính thanh khoản, mức trả lãi vay, vốn đầu tư, các yếu tố pháp lý và phong thủy. Trong đó:

1. Vị trí đẹp

Vị trí của shoptel có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó quyết định phần nào đến khả năng thu hút khách du lịch và sinh lợi về sau. Nên lựa chọn các sản phẩm shoptel nằm trong quần thể du lịch lớn, giao thông thuận lợi, tầm nhìn đẹp, kết nối với các tiện ích và dễ nhìn thấy.

Vị trí là một trong những yếu tố then chốt quyết định giá trị shoptel

Vị trí là một trong những yếu tố then chốt quyết định giá trị shoptel

2. Thiết kế shoptel và hệ thống tiện ích

Thiết kế shoptel phải đảm bảo tối ưu để phục vụ nhiều mục đích kinh doanh khác nhau nhưng vẫn phải thu hút, độc lạ cũng như đảm bảo về mặt phong thủy.

Shoptel phải có sự kết nối hệ thống tiện ích toàn khu vì đó là yếu tố mà khách du lịch quan tâm nhất khi lựa chọn lưu trú. Sự tiện lợi, dễ tìm của các tiện ích sẽ giúp dễ dàng ghi điểm.

Hiện nay shoptel có nhiều loại hình với đa dạng các kiểu thiết kế độc lạ phù hợp xu thế thị trường

Hiện nay shoptel có nhiều loại hình với đa dạng các kiểu thiết kế độc lạ phù hợp xu thế thị trường

3. Hình thức đầu tư

Dựa vào mục đích và khả năng tài chính của bản thân, các nhà đầu tư sẽ có những lựa chọn hình thức đầu tư khác nhau. Hiện nay, có thể khai thác shoptel như sau:

  • Kinh doanh và dịch vụ lưu trú;
  • Mua để cho thuê;
  • Mua bán lại khi thấy có lợi nhuận. Chủ sở hữu có thể bán thông qua ký gửi hoặc bán trực tiếp.

Có nhiều hình thức kinh doanh có thể áp dụng cho shoptel

Có nhiều hình thức kinh doanh có thể áp dụng cho shoptel

Kết luận: Tuy vẫn tồn đọng những thiếu sót nhất định trong vấn đề pháp lý nhưng với lợi thế sẵn có cùng những chính sách phát triển du lịch của Việt Nam trong những năm gần đây thì loại hình shoptel hứa hẹn sẽ mở ra những cơ hội đầu tư kinh doanh đầy tiềm năng và mang đến lợi nhuận lớn nếu khai thác tối ưu không gian mà thiết kế shoptel mang lại.

Trên đây là toàn bộ thông tin về shoptel là gì, đặc điểm và những ưu nhược điểm của shoptel cùng với đó là những kinh nghiệm khi lựa chọn đầu tư shoptel do TOP Bất động sản tổng hợp. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng.

You may also like

Leave a Comment