Bất động sản nghỉ dưỡng được xem là một trong những loại hình BĐS siêu hot thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, với những “tấm chiếu mới” lần đầu tiên chạm ngõ với lĩnh vực này thì hàng loạt những câu hỏi sẽ được đặt ra như: “Bất động sản nghỉ dưỡng là gì?” “Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng là gì?”. Tin rằng, bài viết dưới đây sẽ là lời giải đáp chi tiết và đầy đủ nhất cho những câu hỏi khó nhằn này. Cùng TOP Bất động sản tham khảo ngay nha!
1. Bất động sản nghỉ dưỡng là gì?
Thuật ngữ “bất động sản nghỉ dưỡng là gì” đã không còn xa lạ trong đời sống hiện đại đầy sôi động như hiện nay. Đặc biệt trong thị trường bất động sản thì cụm từ này lại càng phổ biến hơn nữa.
1.1 Khái niệm bất động sản nghỉ dưỡng
Bất động sản nghỉ dưỡng là loại hình bất động sản được đầu tư xây dựng có sự kết hợp giữa hai dịch vụ lưu trú và nghỉ dưỡng. BĐS nghỉ dưỡng bao gồm các sản phẩm hạng mục như: biệt thự nghỉ dưỡng, biệt thự view biển, biệt thự nghỉ dưỡng đồi núi, nhà liền kề, căn hộ khách sạn condotel, căn hộ dịch vụ, minihotel, shophouse…
Bất động sản nghỉ dưỡng được xây dựng với mục đích phục vụ khách du lịch. Các tiện ích của loại hình BĐS nghỉ dưỡng như cung cấp dịch vụ lưu trú, thương mại, vui chơi giải trí… sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách khi đi du lịch nghỉ dưỡng.

“Bất động sản nghỉ dưỡng là gì?” – Là loại hình BĐS lưu trú kết hợp nghỉ dưỡng
Mô hình bất động sản nghỉ dưỡng thường được sử dụng cho hai nhu cầu cơ bản là để ở hoặc kinh doanh. Với mục đích kinh doanh thì BĐS nghỉ dưỡng là loại hình mà nhà đầu tư có thể lựa chọn tự quản lý vận hành hoặc hợp tác với chính chủ đầu tư cho thuê lại để kinh doanh lưu trú nghỉ dưỡng.
Theo khảo sát tại thị trường BĐS Việt Nam thì phương án cho bên thứ 3 thuê lại vận hành kinh doanh vẫn là sự lựa chọn nhiều nhất. Đây là cách mà các nhà đầu tư không tốn nhiều công sức trong việc quản lý tài sản nhưng vẫn có thể hưởng một phần lợi nhuận trong quá trình kinh doanh.

Bất động sản nghỉ dưỡng thường dùng để ở hoặc kinh doanh
1.2 Các định nghĩa trong bất động sản nghỉ dưỡng
Khu nghỉ dưỡng là gì?
Khu nghỉ dưỡng là loại hình công trình được xây dựng độc lập thành nhiều khối hoặc khu phức hợp bao gồm các hạng mục căn hộ, biệt thự, khu vui chơi giải trí… Khu nghỉ dưỡng thường ít được bắt gặp tại các thành phố lớn đông dân cư như: Hồ Chí Minh, Hà Nội… Xu hướng phát triển khu nghỉ dưỡng ở Việt Nam chủ yếu được xây dựng tại các khu vực gần thiên nhiên, có cảnh quan đẹp, không gian rộng, yên tĩnh, cách xa đô thị.
Với mục đích đáp ứng nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng cho du khách, khu nghỉ dưỡng được chia thành 3 loại: Khu nghỉ dưỡng khép kín (Destination Resort), Khu nghỉ dưỡng phức hợp (Integrated Resort), Khu nghỉ dưỡng tiện lợi (Property Resort). Tùy vào đặc tính mà mỗi loại khu nghỉ dưỡng sẽ đáp ứng cho từng nhu cầu khác nhau.
Biệt thự nghỉ dưỡng là gì?
Biệt thự nghỉ dưỡng là mô hình biệt thự cao cấp, được xây dựng sở hữu đầy đủ các tiện ích, phục vụ toàn diện cho nhu cầu nghỉ dưỡng, thư giãn. Biệt thự nghỉ dưỡng thường được thiết kế với lối kiến trúc cuốn hút, độc đáo và sang trọng, là thiên đường nghỉ ngơi của các gia đình thượng lưu.
Tại Việt Nam, biệt thự nghỉ dưỡng thường được xây dựng gần những khu vực ven biển hay tại các vùng sông núi, những khu vực có nhiều cảnh quan nguyên sơ tươi đẹp và có không khí trong lành. Chủ nhân sở hữu biệt thự nghỉ dưỡng thường lựa chọn mô hình này để có thể tận hưởng những trải nghiệm tuyệt vời hòa mình vào thiên nhiên trong lành.

Biệt thự nghỉ dưỡng được thiết kế với kiến trúc độc đáo và sang trọng
Shophouse nghỉ dưỡng là gì?
Shophouse là mô hình nhà ở kiểu mới được xây dựng trong các dự án nghỉ dưỡng phức hợp. Chỉ mới xuất hiện trong thị trường bất động sản thời gian gần đây, shophouse hay nhà phố thương mại là hạng mục xây dựng kết hợp giữa nhà ở và cửa hàng kinh doanh.
Shophouse nghỉ dưỡng thường sở hữu nhiều lợi thế về diện tích, không gian, vị trí, được đầu tư thi công tại các trung tâm thương mại hoặc các thành phố lớn, những nơi có khu dân cư đông đúc sầm uất.
Căn hộ nghỉ dưỡng là gì?
Gần giống với biệt thự nghỉ dưỡng nhưng có quy mô tiện ích nhỏ hơn, căn hộ nghỉ dưỡng là loại hình bất động sản kết hợp giữa nhà ở và lưu trú du lịch. Mô hình này có thiết kế và quy hoạch giống căn hộ chung cư để ở thông thường, nhưng được vận hành như một khách sạn.
Căn hộ nghỉ dưỡng thường được xây dựng tại những vị trí đắc địa, sở hữu lối kiến trúc không gian thoải mái, tiện nghi, thừa hưởng hệ thống tiện ích, dịch vụ độc đáo như: trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, khu shop mua sắm, phòng tập gym…

Căn hộ nghỉ dưỡng có thiết kế quy hoạch giống căn hộ chung cư
Đất nghỉ dưỡng là gì?
Đất nghỉ dưỡng là cụm từ thường được nhắc đến trong các kế hoạch kinh doanh của các chủ đầu tư bất động sản. Đất khu nghỉ dưỡng hay còn gọi là đất du lịch nghỉ dưỡng là những mảnh đất được tọa lạc ở các khu vực có hoạt động du lịch phát triển.
Đất khu nghỉ dưỡng được lựa chọn để xây dựng các công trình bất động sản nghỉ dưỡng phục vụ cho du khách lưu trú và tận hưởng các dịch vụ tiện ích đi kèm như: biệt thự biển, mini hotel, căn hộ khách sạn…
Với thị trường BĐS đầy sôi động như hiện nay thì câu hỏi đặt ra là: “Nên mua đất nghỉ dưỡng ở đâu?” Theo các chuyên gia đánh giá, những khu vực đầy tiềm năng như Phan Thiết – Bình Thuận, Bảo Lộc, Phú Yên… là sự lựa chọn lý tưởng để bạn đầu tư mua đất nghỉ dưỡng.
2. Các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng
Cũng giống như các mô hình BĐS khác, bất động sản nghỉ dưỡng cũng được chia ra làm nhiều loại hình khác nhau. Tùy vào tính chất đặc thù mà mỗi loại hình bất động sản nghỉ dưỡng sẽ đáp ứng những nhu cầu riêng biệt.
2.1 Biệt thự biển
Trong một loạt các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng đa dạng phong phú, biệt thự biển được đánh giá là đặc trưng và cao cấp nhất. Được đầu tư xây dựng trong các dự án nghỉ dưỡng ven biển với thiết kế sang trọng và hiện đại, biệt thự biển mang trong mình tiềm năng sinh lời lớn với khả năng thanh khoản cao.
Bên cạnh đó, loại hình biệt thự biển còn là tài sản đắt giá, đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe, du lịch nghỉ dưỡng, đồng thời gia tăng giá trị tài sản và thể hiện đẳng cấp của các gia đình thượng lưu.

Loại hình biệt thự biển là tài sản đắt giá
2.2 Biệt thự đồi núi
Nếu như biệt thự biển gắn liền với sự tươi mát thì biệt thự đồi núi sẽ thích hợp cho những ai yêu thích sự trong lành. Biệt thự đồi núi là loại hình biệt thự sinh thái biệt lập, mang đến sự riêng tư tuyệt đối cho chủ sở hữu khi được xây dựng trên các sườn núi, sườn đồi với khả năng bao quát mọi cảnh quan từ trên cao.
Biệt thự đồi núi được quy hoạch khá bài bản, sở hữu thiết kế độc đáo nhưng rất chắc chắn và vững chãi. Loại hình BĐS này thường được thiết kế hòa mình vào không gian thiên nhiên trong lành và mát mẻ.
2.3 Condotel
Condotel là loại hình sản phẩm căn hộ kết hợp với khách sạn. Đây là sản phẩm căn hộ được quản lý và vận hành như một khách sạn thông thường, trong đó bao gồm nhân viên, lễ tân và các phòng được đặt dưới dạng cho thuê ngắn hạn.
Điểm khác biệt giữa condotel và khách sạn chính là condotel được mở bán như căn hộ thông thường, khách hàng có thể mua một hoặc nhiều căn condotel. Nếu có nhu cầu sử dụng, khách hàng có thể dùng để ở. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể cho thuê để sinh lời.

Condotel là loại hình sản phẩm căn hộ kết hợp với khách sạn
Xem thêm: Condotel là gì? Đặc điểm, Tiềm năng, Pháp lý BĐS Condotel
2.4 Biệt thự sông hồ
Khác với biệt thự đồi núi, biệt thự sông hồ thường được xây dựng tại các khu đô thị sinh thái, mang đến những đặc quyền thượng lưu dành riêng cho khách hàng. Loại hình sản phẩm này sở hữu phong cách thiết kế hiện đại, bắt mắt nhưng vẫn hài hòa với thiên nhiên nhờ lấy tiêu chí thiên nhiên làm chủ đạo.
Tuy nhiên biệt thự sông hồ thường ít được các chủ đầu tư lựa chọn xây dựng trong các dự án nghỉ dưỡng. Nó không mang đến lợi nhuận kinh doanh tốt bằng các loại hình BĐS nghỉ dưỡng khác.
2.5 Shophouse
Nhà phố thương mại Shophouse là loại hình bất động sản khá quen thuộc những năm gần đây. Hiện nay, hầu hết các dự án bất động sản từ khu đô thị đến du lịch nghỉ dưỡng đều có hạng mục sản phẩm này.
Loại hình sản phẩm BĐS này được đánh giá cao khi sở hữu chức năng kép: vừa dùng để ở, vừa dùng để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Shophouse thường được quy hoạch tại các trục đường chiến lược của dự án với khả năng tiếp cận nguồn khách dồi dào có nhu cầu mua sắm cao.

Shophouse vừa dùng để ở vừa dùng để kinh doanh
2.6 Mini Hotel
Mini Hotel là mô hình khách sạn thu nhỏ, được quy hoạch trong các khu nghỉ dưỡng cao cấp, mang đến cơ hội trải nghiệm nhiều tiện ích độc đáo và hiện đại cho khách hàng.
Mini Hotel là một trong những lựa chọn đáng cân nhắc cho việc đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng bởi đây là loại hình BĐS tiềm năng, an nhàn. Các nhà đầu tư chỉ cần rót vốn rồi quản lý hoạt động hoặc ủy quyền cho đơn vị khác để vận hành.
3. Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng là gì?
Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng là hình thức đầu tư vốn kinh doanh vào các sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng và thu về lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh mua bán hay cho thuê. Khác với các loại hình BĐS khác, bất động sản nghỉ dưỡng sở hữu những tiềm năng phù hợp cho cuộc sống hiện đại, là sự lựa chọn đầu tư an toàn và lâu dài.

Bất động sản nghỉ dưỡng là sản phẩm đầu tư đầy tiềm năng
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng của con người cũng tăng cao. Với tầm nhìn chiến lược lâu dài, “rót vốn” vào các dự án bất động sản nghỉ dưỡng là sự lựa chọn của rất nhiều nhà đầu tư hiện nay.
Đặc biệt tình hình sau đại dịch Covid-19, du lịch Việt Nam đang được đẩy mạnh mở cửa trở lại, hứa hẹn thu hút số lượng lớn du khách từ khắp nơi trên thế giới tìm đến du lịch khám phá. Hàng loạt các dự án BĐS nghỉ dưỡng đã được xúc tiến xây dựng, lựa chọn đầu tư vào các dự án này được xem là một trong những chiến lược “hợp thời” mà bạn nên cân nhắc.
Có thể bạn quan tâm: Đầu tư bất động sản dài hạn cần gì? 10 lý do nên đầu tư BĐS
4. Lợi ích khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng
Để có một chiến lược đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng đúng đắn thì ngoài câu hỏi “Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng là gì?”, thông tin “tại sao nên đầu tư BĐS nghỉ dưỡng?” cũng là yếu tố quan trọng bạn cần nắm và hiểu rõ.
4.1 Loại hình đầu tư bền vững và lâu dài
Nếu như các loại hình BĐS truyền thống sở hữu nhiều rủi ro cho việc đầu tư thì loại hình bất động sản nghỉ dưỡng lại sở hữu sự an toàn, bền vững và lâu dài. Hoàn toàn thích hợp cho các nhà đầu tư không thích mạo hiểm, đầu tư vốn nhàn rỗi nhưng vẫn sinh lời.

BĐS nghỉ dưỡng là loại hình đầu tư bền vững và lâu dài
Hằng năm, ngành du lịch nước ta đón hàng chục triệu lượt khách nội địa và khách quốc tế đến thăm quan và nghỉ dưỡng tại các khu du lịch nổi tiếng. Vì vậy, với đà tăng trưởng du lịch ở nước ta trong tương lai, đặc biệt là sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát hoàn toàn, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn sẽ là lựa chọn lý tưởng cho nhà đầu tư với chính sách cam kết lợi nhuận ổn định.
4.2 Nhiều tiềm năng khai thác lợi nhuận
Với định hướng biến du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì việc đầu tư vào loại hình bất động sản nghỉ dưỡng được nhiều người đánh giá là sự lựa chọn đầu tư đầy tiềm năng.
Thị trường du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam sau đại dịch Covid-19 đã có những bước phát triển vô cùng mạnh mẽ. Việt Nam hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến hàng đầu của khu vực. Lĩnh vực đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng được các chuyên gia phân tích dự đoán rằng sẽ còn tăng trưởng cao để phục vụ nhu cầu thị trường và đem về nhiều lợi nhuận hơn nữa cho các nhà đầu tư.
4.3 Hoạt động vận hành kinh doanh an nhàn
Nếu sở hữu các dự án bất động sản nghỉ dưỡng bạn hoàn toàn có thể yên tâm không phải lo lắng về các vấn đề liên quan đến bảo dưỡng, bảo trì. Với sự phát triển công nghệ tiên tiến mà hiện nay các nhà đầu tư cũng không cần tốn quá nhiều thời gian để các bất động sản nghỉ dưỡng có thể tự vận hành kinh doanh.

Hoạt động vận hành kinh doanh BĐS nghỉ dưỡng khá an nhàn
Ngoài ra một số trường hợp, chủ đầu tư dự án sẽ bắt tay với những đơn vị quản lý vận hành uy tín để đảm bảo dòng tiền khai thác cho thuê khi dự án đi vào vận hành. Đơn vị vận hành chuyên nghiệp sẽ giúp các sản phẩm của nhà đầu tư đảm bảo được hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, sinh lời đều đặn.
5. Thách thức đặt ra khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng
Có thể nói bất động sản nghỉ dưỡng là loại hình đầu tư với nhiều lợi ích sinh lời hấp dẫn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng không thể thiếu những thách thức khó khăn mà bắt buộc nhà đầu tư phải nhìn nhận và đưa ra giải pháp để xử lý.
5.1 Khó khăn pháp lý
Khi đầu tư vào các dự án bất động sản, mong muốn được sở hữu các sản phẩm trong thời gian lâu dài luôn được chủ sở hữu đặt ra hàng đầu. Tuy nhiên theo quy định của Pháp Luật hiện hành, sổ đỏ chỉ cấp cho các hạng mục đất ở và đất nghĩa trang. Về phía các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng, do phần lớn được xây dựng trên đất thương mại – dịch vụ, vậy nên sổ đỏ được cấp chỉ có thời hạn khoảng 50 năm.
Bên cạnh đó, quy trình cấp phép, thẩm định còn nhiều cập rập kéo theo tiến độ thi công của dự án luôn bị trì trệ, chậm bàn giao. Đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư e ngại trong việc đầu tư vốn vào các dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Hiện nay, để khắc phục vấn đề này, nhiều chủ đầu tư đã có sự “biến tấu” tích hợp loại hình nhà ở vào các khu dự án BĐS nghỉ dưỡng, được gọi là bất động sản đô thị nghỉ dưỡng.

Summerland là một trong những mô hình BĐS đô thị kết hợp nghỉ dưỡng
Xem vị trí dự án đô thị nghỉ dưỡng Summerland Mũi Né: Google Map
5.2 Vấn đề về môi trường
Một khu nghỉ dưỡng với hệ thống tiện nghi đầy đủ đòi hỏi chủ đầu tư cần sử dụng diện tích đất lớn, nhiều dự án còn cần phải khai hoang để thi công xây dựng. Vì vậy vấn đề đặt ra cần giải quyết là môi trường thiên nhiên.
Hiện nay, ngành du lịch Việt Nam ngày càng khắt khe hơn với vấn đề bảo vệ môi trường, hạn chế các hoạt động du lịch ảnh hưởng đến cảnh quan sinh thái. Do đó, các chủ đầu tư sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm vị trí xây dựng dự án và phát triển các loại hình giải trí để đáp ứng nhu cầu cho du khách.
5.3 Khả năng hạn chế giao dịch, tồn kho
Có thể nhận thấy, trước đây một trong những thách thức của đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng là tính thanh khoản tốt. Các nhà đầu tư thường chọn phương thức đầu tư “lướt sóng” cho loại hình BĐS này, các hoạt động mua đi bán lại diễn ra liên tục dẫn đến giá khu vực bị đẩy lên rất cao, có nơi lên đến 140 – 150 triệu/m2.

Hiện nay xuất hiện hàng loạt các dự án BĐS nghỉ dưỡng
Tuy nhiên, đến nay các giao dịch đã bớt sôi động, giá cũng chững lại do tình hình dịch bệnh kéo dài. Bối cảnh này lại mở ra cho phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng một thách thức mới hơn. Hàng loạt các dự án lần lượt “mọc lên như nấm” cung cấp cho thị trường lượng hàng dồi dào nhưng lại thiếu người tiêu thụ.
Bất động sản nghỉ dưỡng là một trong những loại hình BĐS đầy tiềm năng với khả năng sinh lời hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Với những thông tin về bất động sản nghỉ dưỡng là gì, đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng là gì, lợi ích và thách thức đầu tư BĐS nghỉ dưỡng, mà TOP Bất động sản chia sẻ thông qua bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn có được những kiến thức hữu ích bổ sung vào kế hoạch đầu tư của mình. Đừng quên truy cập website: topbds.net để tham khảo các bài viết thú vị khác.