Bất động sản du lịch là gì? Tổng quan bất động sản du lịch

by TOP Bđs

Bất động sản du lịch là gì? Bất động sản du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng là những loại hình bất động sản đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Các dự án bất động sản du lịch ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều thông tin chính xác về khái niệm, đặc điểm của loại hình BĐS này. Bài viết sau đây của TOP Bất động sản sẽ bật mí đến bạn định nghĩa bất động sản du lịch, thị trường bất động sản du lịch ở Việt Nam, tổng quan bất động sản nghỉ dưỡng. Cùng tìm hiểu nha!

Bất động sản du lịch là gì? Loại hình BĐS gắn liền với các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

Bất động sản du lịch là gì? Loại hình BĐS gắn liền với các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

1. Bất động sản du lịch là gì?

1.1 Định nghĩa bất động sản du lịch

Bất động sản du lịch là một khái niệm mơ hồ khó hiểu rõ. Vì vậy trước khi tìm hiểu bất động sản du lịch là gì, bạn cần nắm hai định nghĩa Bất động sản là gì? Du lịch là gì?

Bất động sản là một thuật ngữ bao gồm đất đai và những gì dính liền vĩnh viễn với mảnh đất.

Bất động sản là một thuật ngữ bao gồm đất đai và những gì dính liền vĩnh viễn với mảnh đất.

Theo Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia thì thuật ngữ “bất động sản” và “du lịch” có thể hiểu bằng định nghĩa như sau:

Bất động sản còn gọi là địa ốc hay nhà đất là một thuật ngữ pháp luật có ý nghĩa bao gồm đất đai và những gì dính liền vĩnh viễn với mảnh đất. Những thứ được xem là dính liền vĩnh viễn như là nhà cửa, ga ra, kiến trúc ở trên hoặc dầu khí, mỏ khoáng chất ở dưới mảnh đất đó. Những thứ có thể dỡ ra khỏi mảnh đất như nhà di động, lều, nhà tạm thì không được xem là bất động sản.

Du lịch là việc đi lại nhằm mục đích niềm vui hoặc kinh doanh, cũng là lý thuyết và thực hành về tổ chức các chương trình đi du lịch, ngành kinh doanh nhằm thu hút, cung cấp và giải trí cho khách du lịch, việc kinh doanh của các tổ chức điều hành các tour du lịch.

Bất động sản du lịch là đất đai, công trình gắn liền với đất đai

Bất động sản du lịch là đất đai, công trình gắn liền với đất đai

Từ hai định nghĩa bất động sản và du lịch ở trên, vậy thì bất động sản du lịch là gì?

Giống như tên gọi của nó, Bất động sản du lịch là đất đai, công trình gắn liền với đất đai, tài sản khác gắn liền với đất đai được quy hoạch xây dựng nhằm phục vụ vào mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá tìm hiểu.

Bất động sản du lịch bao gồm các sản phẩm BĐS gắn liền với hoạt động du lịch và nghỉ dưỡng

Bất động sản du lịch bao gồm các sản phẩm BĐS gắn liền với hoạt động du lịch và nghỉ dưỡng

Bất động sản du lịch bao gồm các loại hình sản phẩm bất động sản gắn liền với hoạt động đi du lịch và nghỉ dưỡng như: khách sạn, căn hộ du lịch, căn hộ nghỉ dưỡng, biệt thự nghỉ dưỡng, homestay, condotel

Có thể bạn quan tâm: Condotel là gì? Đặc điểm, Tiềm năng, Pháp lý BĐS Condotel

1.2 Bất động sản du lịch trong quy định Pháp luật

Quy định đất xây dựng dự án bất động sản du lịch

Theo Điều 153 Luật Đất đai năm 2013: Đất xây dựng bất động sản phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch hiện nay là đất thương mại dịch vụ. Đất xây dựng bất động sản du lịch được Nhà nước cho tổ chức cá nhân thuê với hình thức cho thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc cho thuê thu tiền hàng năm.

Đất xây dựng bất động sản là đất thương mại dịch vụ

Đất xây dựng bất động sản là đất thương mại dịch vụ

Quy định tại Khoản 3 Điều 126 Luật Đất đai năm 2013: Đất thương mại dịch vụ được Nhà nước cho doanh nghiệp thuê với thời hạn tối đa là 50 năm, đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu dài thì thời hạn cho thuê đất tối đa là 70 năm. Hết thời hạn trên chủ đầu tư có thể đề nghị gia hạn thời gian sử dụng đất nhưng thời gian gia hạn cũng không quá thời hạn như trên.

Quy định chủ đầu tư dự án bất động sản du lịch

Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định: Chủ thể đầu tư kinh doanh bất động sản du lịch phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã với vốn pháp định không nhỏ hơn 20 tỷ đồng. Trừ trường hợp tổ chức cá nhân kinh doanh bất động sản du lịch quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã.

Chủ đầu tư BĐS du lịch có vốn pháp định không nhỏ hơn 20 tỷ đồng

Chủ đầu tư BĐS du lịch có vốn pháp định không nhỏ hơn 20 tỷ đồng

Quy định tại Điều 14 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013: Tỷ lệ sở hữu vốn của chủ đầu tư trong dự án kinh doanh bất động sản là có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 héc ta, không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 héc ta trở lên. Và phải có khả năng huy động vốn từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng, từ các tổ chức cá nhân khác.

2. Đặc điểm của loại hình bất động sản du lịch

Giống như các loại hình bất động sản khác, loại hình bất động sản du lịch cũng sở hữu những đặc điểm rất riêng. Vậy đặc điểm của loại hình bất động sản du lịch là gì?

2.1 Đặc tính khan hiếm

Thay vì được phát triển ở mọi địa điểm thì loại hình BĐS du lịch lại được xây dựng và quy hoạch chủ yếu tại những khu vực giàu tiềm năng phát triển du lịch.

Bất động sản du lịch sở hữu đặc tính khan hiếm

Bất động sản du lịch sở hữu đặc tính khan hiếm

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng ngày càng tăng cao trong khi đó số lượng sản phẩm bất động sản du lịch bị giới hạn dẫn đến tình trạng cầu nhiều cung ít, sự “khan hiếm” đối với dòng sản phẩm này tăng cao.

2.2 Đáp ứng mục đích sử dụng kinh doanh

Có thể hiểu một cách đơn giản, bất động sản du lịch là đất đai, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, tài sản khác gắn liền với đất đai, công trình xây dựng không có mục đích để ở.

BĐS du lịch sử dụng cho hoạt động kinh doanh cho thuê

BĐS du lịch sử dụng cho hoạt động kinh doanh cho thuê

Vì vậy mà mục đích sử dụng của loại hình BĐS du lịch không đáp ứng cho mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân. Nó chủ yếu được chủ đầu tư quy hoạch xây dựng đáp ứng sử dụng cho hoạt động kinh doanh cho thuê.

2.3 Có những tiêu chuẩn, quy chuẩn, xếp hạng riêng

Bất động sản du lịch phục vụ cho nhu cầu lưu trú, nghỉ dưỡng nên việc quy hoạch, đầu tư xây dựng bất động sản du lịch cần theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, yêu cầu riêng, đặc biệt phải phù hợp với các nhu cầu giải trí, du lịch của con người.

Mô hình BĐS du lịch resort đạt chuẩn 5 sao

Mô hình BĐS du lịch resort đạt chuẩn 5 sao

Hiện nay, bất động sản du lịch thường được quy hoạch thành các dự án tổ hợp có quy mô lớn, đồng bộ với hệ thống cơ sở hạ tầng tiện ích đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí và tận hưởng cuộc sống.

2.4 Đặc điểm đa sở hữu

Hiện nay, loại hình BĐS du lịch có nhiều điểm mới trong vấn đề sở hữu. Theo đó, nếu như khách sạn hoặc khu nghỉ dưỡng truyền thống thuộc về một chủ sở hữu thì các khách sạn, khu nghỉ dưỡng hiện tại đang có xu hướng “đa sở hữu”.

Khu nghỉ dưỡng hiện tại đang có xu hướng “đa sở hữu”

Khu nghỉ dưỡng hiện tại đang có xu hướng “đa sở hữu”

Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu sở hữu của các cá nhân muốn sở hữu nhiều tài sản, phục vụ nhu cầu du lịch của cá nhân, gia đình hoặc thu lợi nhuận từ việc cho thuê phòng khách sạn, biệt thự.

3. Kinh doanh bất động sản du lịch là gì?

3.1 Khái niệm kinh doanh bất động sản du lịch

Kinh doanh bất động sản là gì? Kinh doanh bất động sản có thể hiểu là việc đầu tư vốn vào các hoạt động xây dựng, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua bất động sản, thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản, dịch vụ sàn giao dịch bất động sản, dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.

Bất động sản du lịch Việt Nam

Bất động sản du lịch Việt Nam

Từ khái niệm kinh doanh BĐS thì định nghĩa kinh doanh bất động sản du lịch là gì có thể hiểu là việc đầu tư vốn vào các hoạt động xây dựng, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua bất động sản du lịch, thực hiện các dịch vụ bất động sản theo quy định pháp luật nhằm mục đích sinh lợi.

3.2 Đặc điểm của kinh doanh bất động sản du lịch

Dưới đây là 5 đặc điểm chính của kinh doanh bất động sản du lịch. Các đặc điểm là những tính chất rất riêng thể hiện tiềm năng, ưu nhược điểm của lĩnh vực kinh doanh này.

  • Có thể nói kinh doanh BĐS du lịch là hoạt động mang tính cục bộ và khu vực. Mọi hoạt động kinh doanh đều gắn liền với vị trí của bất động sản. Bên cạnh đó, tính cục bộ và khu vực còn được thể hiện ở việc đây là phân khúc bất động phục vụ cho mục đích du lịch, nghỉ dưỡng. Những vị trí có cảnh quan hấp dẫn, có tiềm năng về du lịch, nghỉ dưỡng là nơi diễn ra hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản sôi động.
  • Kinh doanh BĐS du lịch là hoạt động đầu tư lớn và có tính đồng bộ cao. Đầu tư kinh doanh bất động sản du lịch đòi hỏi bạn phải có nguồn vốn lớn và thời gian đầu tư lâu dài. Các dự án BĐS du lịch thường phải hoàn thiện tổng thể mới đủ điều kiện đưa vào khai thác và phải đầu tư đồng bộ các tiện ích.
Đầu tư BĐS du lịch phải có nguồn vốn lớn

Đầu tư BĐS du lịch phải có nguồn vốn lớn

  • Kinh doanh BĐS du lịch là lĩnh vực có chu kỳ kinh doanh dài. Sở hữu đặc điểm đầu tư đồng bộ và quản lý vận hành sau đầu tư nên việc kinh doanh bất động sản du lịch thường kéo dài hơn nhiều so với bất động sản nhà ở. Chu kỳ kinh doanh loại hình BĐS này kéo dài từ 10 – 15 năm.
  • Kinh doanh BĐS du lịch là lĩnh vực kinh doanh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của pháp luật và chính sách. Bất động sản du lịch là sản phẩm kinh doanh chịu tác động từ chính sách pháp luật. Việc thay đổi hay bổ sung các quy định, chính sách của Nhà nước sẽ có ảnh hưởng tức thời và trực tiếp đến thị trường.
BĐS du lịch chịu tác động từ chính sách pháp luật

BĐS du lịch chịu tác động từ chính sách pháp luật

  • Kinh doanh BĐS du lịch là lĩnh vực thường gắn liền với chính sách cam kết tài chính và chia sẻ lợi nhuận. Khách hàng mua bất động sản du lịch ngoài việc lưu trú nghỉ dưỡng còn có mục tiêu kinh doanh, thu lợi nhuận. Việc chuyển nhượng thường gắn với quá trình quản lý, kinh doanh, chia sẻ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong suốt vòng đời của sản phẩm.

4. Tìm hiểu bất động sản nghỉ dưỡng

4.1 Bất động sản nghỉ dưỡng là gì?

Có thể nói, BĐS nghỉ dưỡng là một nhánh nhỏ của loại hình BĐS du lịch. Vậy bất động sản nghỉ dưỡng có thể định nghĩa là gì?

Bất động sản nghỉ dưỡng là loại hình sản phẩm bất động sản được chủ đầu tư quy hoạch xây dựng tại các dự án khu nghỉ dưỡng, khu du lịch, sau đó bán lại cho những cá nhân, tổ chức có nhu cầu kinh doanh.

Bất động sản nghỉ dưỡng là loại hình sản phẩm nhiều tiềm năng

Bất động sản nghỉ dưỡng là loại hình sản phẩm nhiều tiềm năng

Khu nghỉ dưỡng là gì? Khu nghỉ dưỡng hay còn được gọi là resort, là loại hình sản phẩm lưu trú được xây dựng độc lập thành khối hay một quần thể, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan du lịch của con người.

Mô hình bất động sản nghỉ dưỡng được xây dựng nhằm mục đích phục vụ nhu cầu cung cấp nơi lưu trú cho khách du lịch. BĐS nghỉ dưỡng thường được nhà đầu tư cho bên thứ 3 thuê lại vận hành kinh doanh hoặc tự kinh doanh. Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh sẽ chia theo thỏa thuận giữa các bên.

Có thể bạn quan tâm: Bất động sản nghỉ dưỡng là gì? Đầu tư BĐS nghỉ dưỡng là gì?

4.2 Các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng

Hiện nay, bất động sản nghỉ dưỡng bao gồm nhiều loại hình đa dạng khác nhau. Từng loại hình BĐS nghỉ dưỡng sẽ có những tính chất đặc thù và mục đích sử dụng riêng.

Căn hộ nghỉ dưỡng

Một loại hình bất động sản nghỉ dưỡng quen thuộc phải kể đến là căn hộ nghỉ dưỡng. Vậy căn hộ nghỉ dưỡng là gì? Căn hộ nghỉ dưỡng là mô hình căn hộ kết hợp giữa nhà ở và lưu trú du lịch.

Không gian nội thất căn hộ nghỉ dưỡng

Không gian nội thất căn hộ nghỉ dưỡng

Sản phẩm nghỉ dưỡng bất động sản này thường được thiết kế và quy hoạch giống như mô hình căn hộ chung cư thông thường, tuy nhiên căn hộ nghỉ dưỡng sẽ được vận hành như một khách sạn.

Biệt thự nghỉ dưỡng

Biệt thự nghỉ dưỡng là gì? Biệt thự nghỉ dưỡng là một trong những loại hình BĐS nghỉ dưỡng phổ biến hiện nay. Cũng là loại hình đặc trưng và cao cấp nhất.

Thiết kế hiện đại của biệt thự nghỉ dưỡng

Thiết kế hiện đại của biệt thự nghỉ dưỡng

Sở hữu vị trí đắc địa bên trong các dự án quy mô, biệt thự nghỉ dưỡng có thiết kế sang trọng và hiện đại, nhiều tiềm năng sinh lời lớn với khả năng thanh khoản cao.

Hiện nay 3 loại biệt thự nghỉ dưỡng mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp là: biệt thự nghỉ dưỡng ven biển, biệt thự nghỉ dưỡng đồi, biệt thự nghỉ dưỡng sông hồ.

Xem thêm: Biệt thự nghỉ dưỡng là gì? Có nên đầu tư biệt thự nghỉ dưỡng?

Condotel

Condotel là thuật ngữ dùng để chỉ loại hình sản phẩm căn hộ kết hợp với khách sạn. Condotel được quản lý và vận hành như một khách sạn thông thường.

Condotel là loại hình sản phẩm căn hộ kết hợp với khách sạn

Condotel là loại hình sản phẩm căn hộ kết hợp với khách sạn

Điểm khác biệt giữa condotel và khách sạn chính là condotel được mở bán như căn hộ thông thường, khách hàng có thể mua được nhiều căn condotel cùng lúc.

Loại hình căn hộ du lịch condotel thường được xây dựng theo phong cách hiện đại với thiết kế độc đáo có đầy đủ hệ thống tiện nghi mang đến trải nghiệm đủ đầy tuyệt vời cho người sử dụng.

Minihotel

Giống như ý nghĩa tên gọi của nó, minihotel là mô hình khách sạn thu nhỏ, được quy hoạch trong các khu nghỉ dưỡng cao cấp, đem lại cho người ở trải nghiệm tiện ích độc đáo và hiện đại.

Minihotel là mô hình khách sạn thu nhỏ

Minihotel là mô hình khách sạn thu nhỏ

Sản phẩm BĐS minihotel hoạt động dựa trên sự thu hút đầu tư của các dự án nghỉ dưỡng. Đây còn là kênh đầu tư tiềm năng và an nhàn, nhà đầu tư khi chỉ cần rót vốn, quản lý hoạt động hoặc ủy quyền cho đơn vị khác để vận hành và thu lợi nhuận.

Shophouse

Shophouse nghỉ dưỡng là gì? Nhà phố thương mại hay còn được gọi là shophouse là loại hình bất động sản chỉ mới xuất hiện những năm gần đây. Hiện nay, hầu hết các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng đều có hạng mục sản phẩm này.

Shophouse dự án bất động sản Summerland Mũi Né

Shophouse dự án bất động sản Summerland Mũi Né

Shophouse là loại hình căn hộ đa chức năng vừa có thể dùng để ở, vừa có thể dùng để thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, shophouse còn là loại hình BĐS nghỉ dưỡng sở hữu vị trí đắc địa, được quy hoạch tại các trục đường chiến lược của dự án với khả năng tiếp cận nguồn khách dồi dào có nhu cầu mua sắm cao.

Bài viết hữu ích: Shophouse là gì? Có mấy loại Shophouse? Có nên đầu tư Shophouse?

Shoptel

Shoptel được hiểu là loại hình bất động sản kết hợp giữa nhà phố thương mạikhách sạn. Sản phẩm này mang đến tiềm năng sinh lời cao hơn nhà phố thương mại nhưng bị hạn chế số lượng tại các dự án.

Shoptel là loại hình BĐS kết hợp giữa nhà phố thương mại và khách sạn

Shoptel là loại hình BĐS kết hợp giữa nhà phố thương mại và khách sạn

So với các loại hình BĐS nghỉ dưỡng khác, shoptel có lợi thế cạnh tranh vượt trội, cho phép chủ sở hữu khai thác tối đa diện tích sử dụng, áp dụng được nhiều mô hình kinh doanh cùng lúc để đạt được lợi nhuận tối đa.

4.3 Những lưu ý khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng

Trước khi quyết định đầu tư vào loại hình bất động sản nghỉ dưỡng, bạn cần nắm rõ ưu nhược điểm của loại hình BĐS này. Bên cạnh đó cũng không thể bỏ qua những lưu ý sau đây:

Xem xét vị trí quy hoạch dự án

Vị trí xây dựng và phát triển các dự án bất động sản nghỉ dưỡng thường có hệ thống giao thông hoàn thiện. Hiện nay tại thị trường BĐS du lịch Việt Nam, hầu hết các dự án nghỉ dưỡng được quy hoạch ở khu vực ven biển hoặc vị trí trung tâm thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng…

Hầu hết dự án BĐS nghỉ dưỡng đều được quy hoạch ở vị trí đẹp

Hầu hết dự án BĐS nghỉ dưỡng đều được quy hoạch ở vị trí đẹp

Thực tế cho thấy, nếu các dự án bất động sản nghỉ dưỡng có vị trí đẹp, thuận tiện di chuyển thì sẽ thu hút lượng lớn khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng. Do đó, việc xem xét vị trí quy hoạch dự án là vô cùng quan trọng.

Đánh giá chất lượng và hệ thống tiện ích

Hệ thống cảnh quan sinh thái, tiện ích và dịch vụ đi kèm tại các dự án bất động sản nghỉ dưỡng phải được chú trọng đầu tư. Không gian tại các dự án thoải mái dễ chịu sẽ mang lại cảm giác thư thái cho người ở, trải nghiệm cuộc sống nghỉ dưỡng đúng nghĩa.

Dự án BĐS nghỉ dưỡng đi kèm hệ thống tiện ích dịch vụ

Dự án BĐS nghỉ dưỡng đi kèm hệ thống tiện ích dịch vụ

Hiện nay, các dự án du lịch nghỉ dưỡng đều tích hợp nhiều công trình tiện ích đẳng cấp như sân golf, bể bơi, khu vui chơi, trung tâm thương mại… phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.

Cần quan tâm đến vấn đề pháp lý

Để lựa chọn đầu tư BĐS nghỉ dưỡng bạn cũng cần quan tâm đến vấn đề pháp lý. Hiện nay, các dự án bất động sản còn nhiều bất cập do tính pháp lý về sổ hồng chưa hoàn thiện.

Các dự án bất động sản có nhiều bất cập pháp lý

Các dự án bất động sản có nhiều bất cập pháp lý

Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, vận hành dự án, gây nhiều khó khăn trong quá trình làm thủ tục chuyển nhượng tại địa phương. Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ thông tin về tính pháp lý, sự minh bạch của các dự án bất động sản nghỉ dưỡng.

Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến bất động sản mà TOP Bất động sản muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có được nguồn kiến thức cần thiết để có thể trả lời các câu hỏi Bất động sản du lịch là gì? Bất động sản nghỉ dưỡng là gì? Đừng quên tiếp tục truy cập vào website topbds.net tham khảo thêm nhiều bài viết thú vị khác nhau.

You may also like

Leave a Comment