Shophouse là gì? Một trong những mô hình nhà ở phong cách mới đặc biệt thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư uy tín dạo thời gian gần đây. Góp phần tạo nên sự đa dạng phong phú cho các loại hình căn hộ trên thị trường bất động sản Việt Nam, vậy hiểu một cách chính xác thì Shophouse thương mại dịch vụ là gì? Có bao nhiêu loại shophouse? Có nên đầu tư vào loại hình shophouse không? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây của TOP Bất động sản. Cùng nhau tham khảo nha!
1. Shophouse là gì? Tìm hiểu mô hình Shophouse
Trong xu hướng đầu tư mới của thị trường BĐS Việt Nam, không khó để có thể nhìn thấy cụm từ “căn hộ shophouse là gì”. Hấu hết các dự án bất động sản hiện nay đều sở hữu những hạng mục khu tổ hợp shophouse với thiết kế đẹp mắt và tiện ích.
Shophouse hay còn được gọi là nhà phố thương mại, là loại nhà ở liền kề được xây dựng với kiến trúc kết hợp giữa nhà ở và cửa hàng thương mại. Hiểu một cách đơn giản, shophouse là một căn hộ vừa dùng làm nhà ở vừa làm nơi kinh doanh dịch vụ và sản phẩm.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì Nhà phố thương mại hay căn hộ kinh doanh là một loại kiến trúc nhà ở thường thấy tại các đô thị ở khu vực Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc. Nhà phố thương mại thường cao từ hai đến ba tầng, trong đó tầng trệt dùng để buôn bán, mở cửa hàng, còn các tầng trên dùng làm nơi ở cho gia chủ. Phong cách nhà ở đa dụng này có dấu ấn lịch sử từ thời các đô thị cổ ở khu vực Đông Nam Á.
Loại hình nhà phố thương mại shophouse thường được chủ đầu tư quy hoạch xây dựng trên các trục đường phố khu vực thương mại dịch vụ, tạo thành một dãy những cửa hàng kinh doanh mua sắm sôi động và sầm uất.
2. Phân biệt các loại hình Shophouse
Có mấy loại shophouse? Hiện nay căn hộ shophouse được chia thành 2 loại cơ bản. Về đặc điểm, các loại shophouse này đều là những thiết kế nhà ở liền kề. Tuy nhiên, cũng có những tính chất khác nhau phụ thuộc vào dự án quy hoạch của nhà đầu tư.
2.1 Căn hộ shophouse khối đế chung cư
Căn hộ khối đế chung cư shophouse là gì? Đây là mô hình căn hộ được xây dựng nằm ở tầng trệt của các căn hộ lớn, sở hữu vị trí mặt tiền đường, nằm trong khu trung tâm dịch vụ tiêu dùng, dân cư đông đúc có lượng tiêu dùng cao. Có thể kết hợp cho kinh doanh thương mại và để ở.
2.2 Shophouse tầng thấp ở khu biệt thự – Nhà liền kề
Shophouse tầng thấp ở khu biệt thự và nhà liền kề thường được thấy tại các dự án chung cư, dự án bất động sản đô thị nghỉ dưỡng. Bên cạnh các tòa nhà cao chót vót là các khu biệt thự liền kề được thiết kế làm shophouse. Loại hình căn hộ này chủ sở hữu có thể sử dụng để kinh doanh hoặc làm nhà ở.
Có thể bạn quan tâm: Bất động sản nghỉ dưỡng là gì? Đầu tư BĐS nghỉ dưỡng là gì?
Hầu hết tất cả các loại hình nhà phố thương mại đều có giá cao hơn các loại căn hộ thông thường. Nằm ở vị trí đắc địa có nhiều người qua lại, mô hình căn hộ shophouse rất thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán. Là sự lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn sở hữu một căn hộ vừa có thể ở vừa có thể làm cửa hàng.
3. Ưu và nhược điểm của loại hình bất động sản Shophouse
Shophouse là loại hình bất động sản hiện nay nhận được sự đầu tư của rất nhiều nhà kinh doanh uy tín. Với sự đánh giá cao của các nhà đầu tư, nhà phố thương mại sở hữu những đặc điểm vượt trội so với các loại hình BĐS khác. Vậy ưu điểm của Shophouse là gì?
3.1 Ưu điểm của loại hình bất động sản Shophouse
Nằm ở vị trí vàng đắc địa
Một trong những ưu điểm vượt trội của mô hình nhà phố thương mại Shophouse là vị trí tọa lạc. Hầu hết các căn hộ shophouse đều được quy hoạch xây dựng ở khu vực tầng trệt của một tòa chung cư hoặc trung tâm của các dự án bất động sản…
Sở hữu vị trí đắc địa, shophouse được hứa hẹn mang đến hiệu quả thu hút khách hàng tối ưu. Từ đó, nhà đầu tư có thể kinh doanh hoặc cũng có thể cho thuê một cách dễ dàng.
Ngoài ra, trong dự án BĐS nghỉ dưỡng, với vị trí trung tâm là các shophouse, bạn có thể dễ dàng và thuận lợi di chuyển đến các khu vực khác mà không gặp khó khăn về khoảng cách. Shophouse cùng với các hạng mục công trình khác tạo thành một khu phức hợp giải trí tiện ích sầm uất.
Thiết kế tiện lợi có tính sử dụng cao
Bên cạnh ưu điểm tọa lạc tại những vị trí đắt giá, loại hình bất động sản căn hộ shophouse đặc biệt còn mang tính sử dụng cao.
Vậy “Shophouse có được ở không?” Với thiết kế tiện lợi theo phong cách hiện đại, phục vụ cùng lúc cho 2 mục đích nhu cầu khác nhau là để ở và kinh doanh.
Việc sử dụng tối đa không gian căn hộ giúp tiết kiệm nhiều chi phí nhưng vẫn mang lại hiệu quả nâng cao lợi nhuận khi kinh doanh.
Mô hình nhà phố thương mại shophouse là sự lựa chọn tuyệt vời với các nhà đầu tư có nguồn vốn không quá mạnh, không thể cùng lúc đầu tư cho nhiều căn hộ hay cửa hàng khác nhau.
Các căn hộ shophouse thường được thiết kế với kiến trúc đẹp mắt, hoàn toàn thích hợp để sử dụng mở cửa hàng hoặc cho thuê kinh doanh. Loại hình BĐS này hầu hết đều được xây dựng từ 2 tầng trở lên, tầng trệt được thiết kế để kinh doanh, từ tầng 2 trở lên được thiết kế phục vụ sinh hoạt gia đình.
Được đánh giá có tính thanh khoản cao
Mặc dù hiện nay shophouse đang là mô hình bất động sản có sức hút đầu tư lớn. Tuy nhiên, theo thống kê cho thấy số lượng shophouse trong các dự án bất động sản vẫn còn khá ít. Số lượng nhà phố thương mại chỉ chiếm 2 – 5% trong tổng số căn hộ.
Sở hữu nhiều ưu điểm đáng đầu tư nhưng lại không được xây dựng nhiều, vì vậy mà nhiều chuyên gia đã đánh giá rằng shophouse có tính thanh khoản cao. Các nhà đầu tư có thể dễ dàng mua đi bán lại hoặc đầu tư cho thuê để kinh doanh. Thời gian đầu tư sinh lời rút ngắn hơn các loại hình BĐS khác.
Tỷ lệ khai thác lợi nhuận của các căn hộ shophouse được ước tính lên tới khoảng 8 – 12%/năm. Một con số vượt xa việc cho thuê chung cư hay gửi lãi suất ngân hàng. So với thị trường chứng khoán thì đầu tư shophouse sẽ hạn chế được nhiều rủi ro hơn.
Cơ hội gia tăng giá trị tài sản
Nếu bạn có kế hoạch mở cửa hàng kinh doanh thì việc sở hữu một căn hộ shophouse là điều nên làm. Các căn hộ nhà phố thương mại thường có diện tích không gian lớn, có thể dễ dàng kinh doanh ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
Với căn hộ shophouse bạn sẽ không phải lo lắng về việc thuê mặt bằng cửa hàng. Không phải tốn quá nhiều chi phí hằng tháng, qua đó giá trị tài sản cũng tăng lên nhanh chóng. Đây được xem là một trong những ưu điểm nổi trội quyết định cho sự đầu tư của nhà kinh doanh cho mô hình nhà phố thương mại.
3.2 Nhược điểm của loại hình bất động sản Shophouse
Bên cạnh ưu điểm thì loại hình bất động sản Shophouse cũng có những nhược điểm cần lưu ý. Để tối ưu về mặt lợi ích, các nhà đầu tư cần lưu ý những nhược điểm này và đề ra những giải pháp khắc phục hợp lý nhất. Vậy nhược điểm của Shophouse là gì?
Giá thành cao đòi hỏi vốn đầu tư mạnh
So với các loại căn hộ khác trong cùng một dự án bất động sản thì shophouse thường có giá thành cao hơn. Nhờ sở hữu vị trí đắc địa cùng với việc hạn chế về số lượng sản phẩm, giá trị của mô hình căn hộ này ngày càng tăng là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Để sở hữu căn hộ shophouse đòi hỏi các nhà đầu tư phải chi ra số tiền lớn hơn so với việc đầu tư vào các loại căn hộ nhà liền kề hay biệt thự. Một số trường hợp các nhà đầu tư còn phải cạnh tranh hoặc bốc thăm để giành quyền mua căn hộ.
Bị giới hạn về thời gian sở hữu
Nhược điểm lớn nhất khiến cho các nhà đầu tư thường e ngại trong việc mua shophouse là thời gian sở hữu căn hộ. Tại một số dự án bất động sản đô thị, shophouse thường được cấp sổ đỏ/sổ hồng với thời gian sở hữu là 50 năm.
Điều này tác động lớn về tâm lý cũng như kinh tế của nhà kinh doanh khi muốn làm ăn lâu dài. Tuy nhiên, hầu hết các địa phương đều đã và đang cố gắng để có thể xây dựng và điều chỉnh chính sách dành cho shophouse sao cho phù hợp nhất với tình hình phát triển của thị trường bất động sản.
Phụ thuộc vào cộng đồng dân cư
Shophouse thường được sử dụng để mở cửa hàng kinh doanh buôn bán nên cần có một cộng đồng dân cư đông đúc để đảm bảo lợi nhuận và có khả năng sinh lợi nhuận từ việc kinh doanh hoặc cho thuê.
Một dự án bất động sản có được vị trí tốt, không chỉ có sức hấp dẫn với cư dân sống tại dự án mà còn thu hút nhiều khách hàng bên ngoài tìm đến. Chính vì vậy, trước khi đầu tư vào các căn hộ shophouse, ngoài chất lượng, dịch vụ thì các nhà đầu tư cũng nên tìm hiểu về cộng đồng dân cư tại dự án mà mình sắp mua nếu có kế hoạch kinh doanh.
4. Tiềm năng đầu tư mô hình căn hộ shophouse
Hiện nay giữa lúc thị trường bất động sản có nhiều sự biến động, câu hỏi đặt ra cho một loại hình BĐS kiểu mới là “Có nên đầu tư shophouse hay không?” “Tiềm năng đầu tư shophouse là gì?”. Thực tế cho thấy, nhà phố thương mại sở hữu nhiều những lợi thế vượt trội mà không phải loại hình bất động sản nào cũng có được.
Chính vì vậy, mạnh dạn chi vốn đầu tư vào các dự án căn hộ shophouse là sự lựa chọn mà bạn có thể cân nhắc. Lựa chọn mua shophouse hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích đa dạng cho bạn, trong tương lai nguồn thu lợi nhuận là rất lớn.
Tuy nhiên, loại hình BĐS nhà phố thương mại cũng có những hạn chế khó khăn về mặt giấy tờ gọi là pháp lý shophouse.
Để đầu tư hợp lý và hiệu quả nhất, nhà đầu tư cần chú ý đến tất cả các ưu nhược điểm của căn hộ sở hữu. Đây là yếu tố quan trọng then chốt để bạn có thể đầu tư thành công và thu về nguồn lợi nhuận cao nhất có thể.
Trên đây là những thông tin về loại hình BĐS căn hộ Shophouse mà TOP Bất động sản muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích để giải đáp cho các câu hỏi: “Shophouse là gì?” “Có mấy loại Shophouse?” “Có nên đầu tư Shophouse không?”.